KÊNH SHOWBIZ

logo
quang cao
Sự kiện tiêu biểu

  THỜI SỰ   Face Book Twitter Bình luận Tin nóng Báo chí chung tay làm sạch chính mình - Bài 14: Sứ mệnh của báo chí là khôi phục niềm tin, ....

Designer Thu Duong - Chuyên nhận rip, thiết kế, cung cấp: Template blogspot, template blogger chuẩn SEO, Tối ưu website, tích hợp tin tức, giỏ hàng cho

 THỜI SỰ

 
Báo chí chung tay làm sạch chính mình - Bài 14:

Sứ mệnh của báo chí là khôi phục niềm tin, ủng hộ chính nghĩa

VietNamNet có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Thế Thanh - nguyên Tổng Biên tập báo Phụ nữ TP.HCM, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM về sứ mệnh của báo chí.

LTS:Để báo chí thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, trước tiên mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo phải ý thức rõ ràng về sứ mệnh của báo chí cách mạng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định rõ:  “Báo chí và các nhà báo phải thể hiện được chính nghĩa, phản ánh được dòng chảy chính của xã hội, của đất nước, phải phò chính, diệt tà. Trong phần tiếp theo của loạt bài "Báo chí chung tay làm sạch chính mình", nhà báo Nguyễn Thế Thanh, nguyên Tổng Biên tập báo Phụ nữ TP.HCM, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM đã chia sẻ thẳng thắn về sứ mệnh của báo chí. 

Báo chí phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội

Theo bà, báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò, đóng góp như thế nào vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong những năm vừa qua?

Có thể khẳng định báo chí có đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Trong chiến tranh, báo chí đã làm được nhiệm vụ cổ vũ tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc và yêu tự do của người Việt Nam bằng những tấm gương rất cụ thể của những người đã dấn thân vào cuộc đấu tranh đó bằng nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Sứ mệnh của báo chí là khôi phục niềm tin, ủng hộ chính nghĩa
Nhà báo Nguyễn Thế Thanh.

Báo chí đã góp phần làm rõ sự thật liên quan đến việc bảo vệ đất nước trong thời bình, đó là bảo vệ chủ quyền bằng pháp luật, ở các diễn đàn quốc tế, bằng tuyên truyền giáo dục, bằng các cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lược lãnh thổ… làm cho nhân dân hiểu rõ hơn về chủ quyền của chúng ta ở những vùng đất, vùng biển, đảo đã được khẳng định bởi pháp luật quốc tế và chúng ta đã làm gì để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Không chỉ vậy, báo chí cũng đã góp phần rõ rệt vào việc đổi mới cơ chế quản lý để công cuộc phát triển kinh tế và công tác xây dựng Đảng có hiệu quả hơn trong điều kiện mới.

Sự dấn thân của báo chí có lúc mạnh mẽ, đồng loạt, có lúc đơn lẻ, ít mạnh mẽ hơn, tuy nhiên báo chí không bao giờ bó tay, bất lực, trái lại luôn tìm mọi cách đứng về phía đổi mới một cách tích cực.

Báo chí cũng có vai trò rất quan trọng trong việc chống tham nhũng, tiêu cực (kể cả những tiêu cực trong lĩnh vực báo chí), xem đó như một góp phần tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp của đất nước.

Trong thư chúc mừng nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhấn mạnh: “Báo chí và các nhà báo phải thể hiện được chính nghĩa, phản ánh được "dòng chảy chính" của xã hội, của đất nước, phải "phò chính, diệt tà". Bà có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Là tấm gương phản chiếu cuộc sống và góp phần định hướng tình cảm, nhận thức đúng đắn của công chúng, báo chí tất nhiên phải nói về chính nghĩa, phải đứng về chính nghĩa. Nhưng, trước hết phải phân biệt đâu là chính nghĩa và đâu là phi nghĩa. Khi đã xác định đúng về chính nghĩa rồi thì sứ mệnh báo chí chính là ủng hộ và bảo vệ cái chính nghĩa.

Dòng chảy chính của xã hội mà báo chí có trách nhiệm và nghĩa vụ cổ vũ đó là sự trung thực, sự tử tế, sự chính trực, thái độ tích cực góp phần đổi mới đất nước từ tư duy đến hành động. Dòng chảy chính đó cho dù có lúc lẻ loi, có lúc chiếm tỷ lệ ít hơn thì vẫn cần được, phải được xem là dòng chính.

Sự thật chỉ có một

Theo bà, những thách thức của báo chí hiện nay là gì?

Thách thức lớn nhất của báo chí hiện nay, hay nói đúng hơn là mọi lúc, theo tôi là thực hiện sứ mệnh làm rõ sự thật, bảo vệ sự thật. Nếu không làm rõ sự thật và góp phần bảo vệ sự thật thì báo chí khó có thể nói đã làm được sứ mệnh của mình.

Chỉ khi nào báo chí khách quan, trung thực thì mới có thể góp phần khơi dậy niềm tin cho xã hội, cho từng con người trong xã hội để họ biết là họ đang sống như thế nào, cần và phải đấu tranh, bảo vệ cho cái gì.

Để làm được điều đó phải rất công phu, đòi hỏi nhiều công sức, không chỉ mồ hôi nước mắt mà đôi khi phải đổi cả thứ cao hơn thế nữa.

Sự thật đâu dễ làm rõ, phải dùng tất cả các thể loại điều tra, phóng sự, ghi chép, ký sự, tin… để thể hiện được tinh thần báo chí đang đứng về phía nào trong mọi cuộc đấu tranh, báo chí đang đối diện với thách thức gì trong các cuộc đấu tranh đó. 

Để nói một sự thật, bảo vệ sự thật, cho dù chỉ là một sự tranh chấp kinh tế giữa hai doanh nghiệp, hai địa phương… thì nó cũng  đòi hỏi sự công tâm, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phải chứng minh được.

Sự thật chỉ có một, nếu nhà báo không đủ kinh nghiệm, kiến thức, dũng khí và tâm không sáng thì có thể làm sự thật bị lu mờ, che khuất. 

Tôi thường nghĩ và nói với chính mình, rằng báo chí vẫn còn trên đầu mình cái "vòng kim cô", nếu báo chí không tự hiểu và không được hiểu đúng về vai trò, sứ mệnh của mình thì báo chí rất dễ bị biến thành một công cụ, thay vì một nghề nghiệp đặc biệt, và sẽ trở nên vô dụng đối với sự phát triển bền vững trong giai đoạn nào đó.

Xã hội rất cần có niềm tin, người ta có thể ăn khổ, ở chật, có thể đói rét nhưng người ta phải có niềm tin vào sự tốt đẹp của xã hội, sự chính trực của con người để tiếp tục sống. Niềm tin đó rất quan trọng, việc cổ vũ một tấm gương tốt, việc làm tốt cũng có giá trị như đưa được ra ánh sáng một vụ tham nhũng, một âm mưu đen tối phá hoại cuộc sống an lành của người dân và cản trở sự tiến bộ.


Xem thêm>>

Xem thêm>>

Đóng liên hệ [x]
hotline0909 145 723